10 font Sài gòn xưa MIỄN PHÍ thương mại
Dưới đây là hình ảnh chi tiết 10 bộ font hoài cổ được thiết kế bởi admin Thái Hiếu, đặc biệt anh ấy cấp phép miễn phí cho mục đích sử dụng font trong các thiết kế thương mại.
Nội dung bài viết
Font Sài Gòn xưa đậm dấu ấn xưa và hoài niệm
Với những trải nghiệm thực thế của bản thân admin Thái Hiếu từ những biển hiệu quảng cáo xưa trên những con phố Sài Gòn. Thái Hiếu đã thiết kế 10 bộ font xưa cũ dưới dây với phong cách dấu, vị trí dấu và kiểu cách chữ giống 99% nét chữ của những ông thợ vẽ (designer) ngày xưa.
Dự án gồm 10 Typeface font Hoài cổ, mỗi font chữ đều dựa vào 1 số chữ cái trên các biển hiệu quảng cáo thực tế để làm thành 1 phông chữ hoàn chỉnh. Trong mỗi phông chữ Sài Gòn Xưa sẽ gồm các chữ cái latin A-Z, số và ký tự cơ bản khác đặc biệt kiểu dấu tiếng Việt được tái hiện nguyên mẫu giống đến 99% so với bản gốc.
Bộ font Sài Gòn xưa này tái hiện được giá trị lịch sử nên rất phù hợp cho rất nhiều dự án khác nhau có nội dung mang giá trị hoài cổ. Nếu bạn cần 1 kiểu chữ đẹp mang phong cách xưa cũ, retro hãy tải ngay bộ 10 font chữ hoài cổ này. Với bộ font chữ này bạn có thể sử dụng để thiết kế biển hiệu, tạp chí, bìa sách, thiệp mời….
Hãy xem những hình ảnh Demo dưới đây được thực hiện bởi: Minh Kiệt và Đăng Định để thấy được giá trị thực tế của những font chữ dưới đây mang lại nhé.
1. Bộ font hoài cổ Chí Sơn
Trong bộ font này gồm có 2 font: Chí sơn 1 và Chí Sơn 2 mỗi font có nét đặc trưng riêng như hình bên dưới.
DNTN Chí Sơn cũng thành lập từ rất lâu và hiện nay vẫn tồn tại, tọa lạc tại địa chỉ như trên biển hiệu. Với kiểu dấu Tiếng Việt và cách đặt dấu đặc trưng của hiển hiệu xưa, tạo được nhiều ấn tượng với người đọc.
2. Bộ font Hiển khánh
Bộ font Hiển Khánh gồm 3 phông chữ khác nhau. Phong cách để dấu hiện đại hơn so với Chí Sơn.
Hiển Khánh là 1 tiệm chè nổi tiếng tại Sài Gòn với hơn 60 năm tuổi, vẫn tồn tại đến ngày nay, tọa lạc tại địa chỉ 718 Nguyễn Đình Chiểu Q3. Chủ quán vẫn lưu giữ những biển hiệu từ thời xưa, những nét vẽ mộc mạc mà chứa đựng nhiều kỷ niệm. Chính vì những nét vẽ ấy, mình đã “remake” lại 3 kiểu chữ trên nhũng tấm biển này, đặc biệt là kiểu chữ viết tay rất ấn tượng được đặt bên trong không gian quán.
3. Bộ font làm biển quảng cáo xưa Hồng ký
Bộ phông chữ Hồng Ký gồm 2 font nghiêng và bold. Hai kiểu chữ này có nét chữ khác nhau. Nhìn vào Demo bên dưới bạn có thể thấy được nét tương đồng của font chữ và những biển quảng cáo ngày xưa.
Hồng Ký mì gia cũng là 1 tiệm mì nổi tiếng của người Hoa tại Sài Gòn, tọa lạc tại địa chỉ 133 Tạ Uyên Q11.
4. Bộ font Phát Tài ý tưởng xuất phát từ Biển quảng cáo xưa
Sự tài tình của các designer xưa, những người thợ vẽ biển quảng cáo bằng chất màu sơn nước ấy đã để lại trong chúng ta những ký ức về một Sài Gòn hoa lệ ngày xưa.
Bộ font chữ Phát tài này được thiết kế dựa trên hình ảnh thực tế của tấm biển hiệu của hàng Phát Tài. Có lẽ biển hiệu quảng cáo xưa được tìm thấy nhiều nhất ở những khu buôn bán của người Hoa, tập trung tại các quận 5,6,11 đặc biệt là khu chợ Bình Tây (Chợ Lớn). Đây là 1 trong vô số biển hiệu trong khu chợ Bình Tây, với đường nét phá cách tạo nên 1 nét độc đáo cho Typeface này.
5. Bộ font “Sài Gòn xưa 1985” thiết kế menu
Bộ font này có nét đẹp thanh tao, từng con chữ được tác giả vẽ lại rất cầu kỳ, chữ cái có các nét nối nhau và dấu cũng được tính toán kỹ lưỡng để không bị dính chữ. Bộ font này thích hợp thiết kế menu xưa.
Là 1 kiểu chữ viết tay rất độc đáo, 1 nét đặc trưng chỉ có ở các thợ vẽ biển hiệu Sài Gòn xưa; khó có thể bắt gặp được kiểu chữ này ở bất kỳ 1 Font nào. Nét chữ này thường được dùng cho các tiêu đề phụ & phần ghi địa chỉ biển hiệu.
“Mình rất yêu thích thể loại viết tay (Script/Handwritting) và đây cũng là chiếc Typeface chính của dự án này. Mình rất thích thể loại này & đặt tên chính của dự án Sài Gòn 1985. “ Thái Hiếu
6. Bộ font Cửa Hàng 99 | Đặc trưng của các biển quảng cáo về đồ điện và cơ học
Thoáng đâu đấy ở Sài gòn vẫn còn những biển quảng cáo giống như font chữ bên dưới. Bạn có thể trải nghiệm bằng cách dạo quanh sài gòn, những vùng ven thường sẽ xuất hiện nhiều những biển quảng cáo như vậy.
Khác với những kiểu San Serif (Không chân) hay Serif (Có chân) được sử dụng phổ biến trên các biển hiệu xưa, thì nét chữ này được vẽ theo kiểu Display (Western) mang lại cảm giác mới mẻ. Typeface này mình remake từ 2 biển hiệu có cùng nét chữ với 2 bộ dấu TV cho chữ hoa & thường.
Link tải Font Sài Gòn Xưa
Lưu ý khi sử dụng font:
- Thái Hiếu chia sẻ miễn phí cho mục đích thương mại .
- Nghiêm cấm bán lại dưới mọi hình thức.
Một số hình ảnh khác được thiết kế từ bộ font hoài cổ trên
Xem thêm 20 font chữ Sài Gòn xưa Việt hóa bởi FontZin
Trước tiên để mình đề cập qua những điểm đặc biệt của bộ font chữ việt hóa sài gòn xưa này nhé.
- Sử dụng các font chữ đẹp, có phong cách giống hoặc tương tự những font chữ bạn thường thấy ở sác báo, bảng biển, tạp chí xưa để Việt hóa lại dấu theo những phong cách đó.
- Một số font các ký tự đều All caps (chữ hoa) thì được thiết kế thành 2 bộ dấu, để thay đổi bản chỉ cần bật tắt CAPSLOCK và gõ là có thể thay đổi kiểu cách dấu rồi.
- Dự án Font Sài Gòn xưa & nay bao gồm 20 Font Việt hóa & 2 Typeface do Thái Hiếu thiết kế.
Link tải 20 font hoài cổ phong cách Sài Gòn Xưa
FQA dành cho 10 Font chữ Sài gòn miễn phí?
Font Sài Gòn xưa có được dùng cho các thiết kế thương mại không?
FontZin Team thông qua Admin Thái Hiếu cấp quyền cho bạn sử dụng font trong bất kỳ dự án nào kể cả các sản phẩm thương mại mà không cần trả bất cứ khoản chi phí bản quyền nào.
Có được phép bán hoặc trao đổi font không?
Tuyệt đối không được sử dụng font để bán hoặc trao đổi vật ngang giá hoặc tương đương với các hiện vật khác.
Có được phép chỉnh sửa font chữ không?
Bạn không được phép dùng bất kỳ phần mềm chỉnh sửa font chữ nào để thay đổi nét chữ, các thông số thuộc tính, thông tin bản quyền trong font và tên font chữ.
Có được phép nhúng font chữ vào website, nhúng vào tài liệu hoặc chuyển đổi thành outline không?
Được phép nhúng font chữ vào website, nhúng vào tài liệu hoặc chuyển đổi thành outline trong các bản thiết kế.