10+ Google font Việt hóa tuyển chọn bởi FontZin. Font được cấp phép theo Giấy phép mã nguồn mở MIỄN PHÍ 100% cho cá nhân và thương mại.
Google font là gì?
Google font là một dịch vụ cung cấp các font chữ miễn phí từ Google. Tuy nhiên ít ai biết được tất cả phông chữ trên kho font của google đều được cấp phép sử dụng với mã nguồn mở SIL Open Font License đồng nghĩa bạn có thể dùng nó cho các dự án thương mại.
Giấy phép mã nguồn mở OFL cung cấp một khung pháp lý và cơ sở hạ tầng để phát triển trên toàn thế giới, chia sẻ và cải thiện phông chữ và phần mềm liên quan theo cách hợp tác. Nó cho phép các tác giả phông chữ phát hành tác phẩm của họ theo một giấy phép chung cho phép sử dụng, đóng gói, sửa đổi và phân phối lại. Nó khuyến khích giá trị được chia sẻ, không giới hạn ở bất kỳ nền tảng hoặc môi trường máy tính cụ thể nào và có thể được sử dụng bởi các tổ chức hoặc cá nhân khác.
Lợi ích chính của Google Fonts bao gồm:
- Miễn phí: Tất cả các font trên Google Fonts đều miễn phí sử dụng, cho cả mục đích cá nhân và thương mại.
- Dễ dàng sử dụng: Bạn có thể nhúng mã HTML hoặc CSS được cung cấp bởi Google Fonts vào trang web của mình để sử dụng font chữ mong muốn.
- Tích hợp dễ dàng: Các font trên Google Fonts có thể được tích hợp dễ dàng vào các dự án sử dụng công cụ lập trình web thông thường.
- Khả năng tùy chỉnh: Bạn có thể chọn các biến thể (weights, styles) của font chữ và tải về chỉ những phông chữ bạn cần, giúp tối ưu hóa tốc độ tải trang web.
- Hỗ trợ tốt cho đa ngôn ngữ: Google Fonts hỗ trợ nhiều ngôn ngữ khác nhau, giúp bạn tạo ra nội dung đa ngôn ngữ trên trang web của mình.
Google Fonts đã trở thành một công cụ phổ biến cho các nhà phát triển web và thiết kế để cải thiện giao diện và trải nghiệm người dùng trên các trang web và ứng dụng của họ bằng cách sử dụng các font chữ độc đáo và hấp dẫn.
Một số điều cần lưu ý trước khi sử dụng font từ Google
- Chú ý đến điều khoản sử dụng: Mặc dù Google Fonts miễn phí, bạn nên đảm bảo bạn tuân theo điều khoản sử dụng mà Google đã đặ ra. Điều này bao gồm việc không sử dụng font chữ để thực hiện các hoạt động bất hợp pháp hoặc gây hại.
- Kiểm tra giấy phép của các font cụ thể: Một số font trên Google Fonts có các giấy phép cụ thể hoặc giới hạn sử dụng trong một số tình huống. Trước khi sử dụng font cụ thể, bạn nên kiểm tra các điều khoản sử dụng và giấy phép của font đó để đảm bảo rằng bạn tuân theo hướng dẫn của tác giả.
Tóm lại, Google Fonts là một tài nguyên miễn phí tốt để sử dụng cho các dự án thương mại và cá nhân, và nó cung cấp một lựa chọn rộng rãi các font chữ đáng chú ý cho việc thiết kế và phát triển trang web và ứng dụng của bạn.
10+ Google Font Việt hóa bởi FontZin
Dưới đây là danh sách 10+ font từ google được FontZin tuyển chọn và Việt hóa. Bạn có thể xem thông tin và hình ảnh mô tả bên dưới, hi vọng những font này hữu ích với mục đích của bạn.
1. Anton Font Việt hóa và làm tròn các góc
Font được thiết kế bởi Vernon Adams. Font Việt Hóa Anton được Đức Thủy và chỉnh sửa lại nét của font gốc, tạo góc bo tròn kết hợp style dấu mảnh và dài phong cách mới, đẹp mắt và phù hợp với font hơn. Bộ phông chữ này phù hợp với thiết kế web, thiết kế text video, làm title, thiết kế quảng cáo…. và các nội dung cần độ hiển thị cao.
Bạn có thể phân biệt sự khác nhau giữa bản gốc và bản Việt hóa bởi FontZin qua hình ảnh sau.
2. Caveat Font Viết tay Việt hóa
Font miễn phí Caveat là một dòng font viết tay được thiết kế bởi Impallari Type. Caveat rất thích hợp cho các nội dung chú thích ngắn, trích dẫn hoặc văn bản chính. Caveat tích hợp sẵn OpenType cho phép các chữ cái có các biến thể nhỏ việc sử dụng các chữ thay thế tạo cảm giác viết tay tự nhiên hơn.
Phiên bản mà fontzin lựa chọn Việt hóa là Caveat Regular, bộ này có tới 4 biến thể, tuy nhiên độ đậm nhạt không thay đổi nhiều, nếu bạn muốn đậm chữ có thể làm bold lên nó tương đương với Caveat Bold.
3. Font Rammetto Việt hóa
Font Việt hóa Rammetto là một bộ font đẹp thích hợp thiết kế tiêu đề, bảng hiệu, logo… Nó vừa mang nét hoài cổ vừa trang trọng nhưng không kém phần tinh tế. Font Tiếng Việt Rammetto đặc biệt phù hợp khi bạn sử dụng cùng font script dạng viết tay đơn giản.
4. Font Madimi One Việt hóa
Madimi One Việt hóa là phông chữ sans-serif bo tròn độc đáo, mang đến sự kết hợp hài hòa giữa hình học và đường cong mềm mại. Lấy cảm hứng từ văn hóa châu Phi, Madimi One được thiết kế bởi Taurai, font mang đến một lựa chọn mới mẻ và đầy ấn tượng cho cộng đồng thiết kế.
Bản Việt hóa thực hiện bởi Đức Thủy với tinh thần chia sẻ font chữ miễn phí và lan truyền nét văn hóa đẹp của châu Phi qua bộ font Việt hóa Madimi One tới cộng đồng thiết kế Việt Nam.
Điểm nổi bật:
- Thiết kế bo tròn: Nét chữ mềm mại, tạo cảm giác nhẹ nhàng và thân thiện.
- Kế thừa nét văn hóa châu Phi: Thể hiện sự tinh tế và ý nghĩa văn hóa qua từng nét chữ.
Link: Download Font miễn phí
5. Font Poppins Việt hóa: Free + Full 18Fonts
Font Poppins Việt hóa bởi FontZin và Vntype cung cấp miễn phí với đầy đủ 18 kiểu chữ là lựa chọn tuyệt vời cho các nhà thiết kế giao diện web, ứng dụng di động, ấn phẩm và quảng cáo.
Font Poppins được lấy cảm hứng từ các hình dạng cơ bản như hình tròn và hình vuông, mang đến vẻ đẹp hiện đại và tinh tế, phù hợp với nhiều phong cách thiết kế khác nhau.
Link download Font Việt hóa Poppins
Vote sao bên dưới để FontZin biết font việt hóa hữu ích với bạn nhé !!FAQ – Câu hỏi liên quan đến Google Font
Google Font là gì?
Google Fonts là một dự án của Google cho phép người dùng truy cập và sử dụng các loại phông chữ (font) trực tuyến miễn phí. Dự án này cung cấp một kho lưu trữ trực tuyến cho hàng trăm font chữ khác nhau, bao gồm các font thông dụng cũng như các font độc đáo, để bạn có thể sử dụng chúng trong các dự án trực tuyến hoặc ngoại tuyến của mình.
Có thể sử dụng google font cho các dự án thương mại không?
Có, bạn có thể sử dụng chúng cho mục đích thương mại và thậm chí đưa chúng vào một sản phẩm được bán vì mục đích thương mại. Bạn phải chỉ định điều kiện sử dụng và phân phối lại trong giấy phép. Giấy phép phổ biến nhất là Giấy phép phông chữ mở SIL. Một số phông chữ tuân theo giấy phép Apache hoặc Giấy phép phông chữ Ubuntu. Bạn có thể phân phối lại phông chữ nguồn mở theo các điều kiện đó.